[ Khoa học ] Bí ấn hố Kola đường kính 22cm có độ sâu 12km
Phía Tây của nước Nga, đi về hướng cảng Murmansk (Nga), đó là nơi tọa lạc của một vật thể hết sức kỳ lạ. Nó có hình dạng một chiếc đĩa nhỏ bé được làm từ kim loại, đường kính chỉ khoảng 22cm, trông cũng không có gì quá đặc biệt. Thế nhưng, đảm bảo không một ai trên đời này có thể nhấc được nó lên cả đâu.
Chiếc đĩa bí ẩn của nước Nga: Dù bé tẹo nhưng không ai nhấc nổi, bên dưới ẩn giấu bí mật gây ngỡ ngàng – Ảnh 1.
Lý do là bởi chiếc đĩa bí ẩn này thực chất là một cái nắp, dùng để đậy lên chiếc hố sâu nhất lịch sử nhân loại với tên gọi “hố Kola”. Nó có độ sâu lên tới hơn 12.000m – hơn cả đáy vực Mariana dưới đáy đại dương, và hiển nhiên là một con số kỷ lục.
Được biết, các nhà khoa học Liên Xô trước kia đã tiến hành đào cái hố này từ đầu thập niên 1970, với mục đích thì chẳng liên quan chút gì đến dầu mỏ hay khí đốt mà là để tìm hiểu thành phần bên trong vỏ Trái đất có gì thôi. Như Hank Green, chuyên gia khoa học của SciShow từng nhận định rằng hiểu biết của con người về những thứ trong lòng đất còn ít hơn những gì chúng ta tìm hiểu được về vũ trụ nữa kìa.
Chiếc đĩa bí ẩn của nước Nga: Dù bé tẹo nhưng không ai nhấc nổi, bên dưới ẩn giấu bí mật gây ngỡ ngàng – Ảnh 2.
Trong 24 năm kể từ thập niên 1970, dự án này gặp phải khá nhiều gián đoạn, nhưng rồi vẫn tiếp tục được thực hiện. Đến năm 1994, hố Kola đã sâu tới 12km, hiện vẫn nắm giữ kỷ lục về độ sâu của một chiếc hố do con người tạo ra. Thêm vào đó, việc đào hố được thực hiện trong giai đoạn khoa học kỹ thuật chưa quá phát triển, và điều này khiến cho kỷ lục ấy thêm phần ấn tượng.
Cái hố này đã mang lại điều gì, và tại sao không tiếp tục đào sâu hơn?
Câu trả lời là rất nhiều. 12km cơ mà! Ngay đến những người đào nên cái hố ban đầu cũng không dám tin vào thành tựu của mình.
Trên con đường chạm đến con số 12, các nhà khoa học đã thu được khá nhiều thứ thú vị. Như khi xuống đến độ sâu 7km, đã có hóa thạch siêu nhỏ của hơn 24 loài đơn bào được tìm thấy, cùng những viên đá có niên đại lên tới hàng tỉ năm.
Dẫu vậy, họ chẳng thể đào sâu hơn được nữa. Ở độ sâu 12km, nhiệt độ của đá rơi vào khoảng 180 độ C, một mức nhiệt vượt quá khả năng chịu đựng của công nghệ thế kỷ 20. Vậy nên, dự án bị bỏ ngỏ kể từ năm 1994, bằng cách sử dụng chiếc đĩa trên đậy miệng hố lại và trát kín bằng bê tông.
Không rõ sau này các nhà khoa học có tiếp tục với dự án này hay không, chỉ biết hiện tại chiếc hố vẫn chưa có ai ngó ngàng tới. Nhưng biết đâu đấy, có thể nay mai thôi chiếc hố lại được mở ra, hoặc giới khoa học lại khởi động dự án đào một cái hố mới ở đâu đó rồi lập kỷ lục mới thì sao?